Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc là ai?

Tây Thi
Tây Thi

Từ xưa đến nay cái đẹp vẫn rất được coi trọng, chắc hẳn mọi người nghe đi nghe lại rất nhiều “tứ đại mỹ nhân”. Thế bạn đã biết tứ đại mỹ nhân trung quốc là ai  chưa, chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Người Trung Hoa đã dùng cụm từ “Cá lặn,  chim sa, hoa nhường, nguyệt thẹn” để mô tả về tứ đại mỹ nhân này.

  • Người  khiến cá vì mải mê sắc đẹp mà quên  bơi từ từ lặn xuống là Tây Thi
  • Người mà khiến chim nhạn vì mải ngắm sắc đẹp của nàng mà bị rơi là Vương Chiêu Quân.
  • Người mà khiến trăng phải thẹn thùng, núp vào mây đó là Điêu Thuyền
  • Người mà mỗi lần đi ngắm hoa khiến hoa héo rũ vì hổ thẹn là Dương Quý Phi.

Chúng ta cùng tìm hiểu về các người đẹp này nhé, không biết đẹp thế nào khiến cho cỏ cây hoa lá chim cá phải hổ hẹn, quên mất mình đang bay, đang bơi  😀

1.Tây Thi – trầm ngư(cá lặn)

Tây Thi
Tây Thi

Nàng Tây Thi có tên thật là Thi Di Quang con gái của một người kiếm củi ở núi Trữ La, Gia Lãm, thời Xuân Thu.

Giai thoại về nàng được nhắc rất nhiều, tương truyền Tây Thi đẹp đến mức mà cả khi nhăn mặt cũng khiến người ta phải ngân ngơ, mê hồn tâm trí để đi đâu.

Một hôm nàng cùng các thôn nữ khác đến bên sông giặt giũ như thường lệ. Khi nàng giặt áo bên sông, bóng nàng soi trên mặt nước sông trong suốt làm nàng càng thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy nàng say mê quên cả bơi mà dần dần lặn xuống đáy sông. Cũng từ đó, nàng được người trong vùng xưng tụng là “Trầm ngư”

Tuy xinh đẹp nhưng cuộc đời của nàng cũng trải qua không ít sóng gió..Nàng gặp gỡ và yêu mếm Phạm Lãi đại thần nước Việt, một trọng những trọng thần thân tín của Việt vương Câu Tiễn.

Khi nước Việt bị Ngô Vương Phù Sai đánh bại và bắt Việt Vương làm con tin, Phạm Lãi đã dùng kế mỹ nhân để giúp Việt Vương thoát khỏi cảnh làm con tim. Và Tây thi là một trong số những mỹ nhân được chọn để tiến cho Ngô Vương. Với sắc đẹp của mình, nàng đã khiến cho Phù Sai mê say đắm, và thả Việt Vương về nước.

Sau khi về nước Việt Vương đã âm thầm gây dựng binh lực, phù sai vì chủ quan, coi thường lực lượng quân Việt, lại còn  mê đắm sắc đẹp không nghe lời khuyên can của trọng thần mà sau này đã bị Việt Vương đánh cho mất nước.

Còn về kết cục của nàng Tây Thi thì không rõ, có người thì bảo nàng tự sát cùng Phù sai, có người thì bảo nàng cùng Phạm Lãi đi du ngạo sơn thủy, sống cuộc sống ẩn dật…

2. Vương Chiêu Quân – lạc nhạn( chim sa)

"<yoastmark
Vương Chiêu Quân

Vương Chiêu Quân tên thật là Tường, tự(danh xưng) là Chiêu Quân, người ở quận Nam nay là huyện Hưng Sơn, tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc.

Sắc đẹp của nàng được ví như “lạc nhạn”, tức sắc đẹp khiến chim trời đang bay cũng phải thẩn thơ đến mức ngừng vẫy cánh mà rơi xuống đất.

Cuộc đời của nàng cũng có nhiều thăng trầm, vì hòa bình giữa 2 nước, và không muốn dân chúng phải chịu chiến tranh khói lửa mà nàng đã phải hi sinh hạnh phúc của bản thân.

Vốn sinh ra sinh đẹp hơn người , nên nàng được tuyển vào cung hầu hạ vua Hán Nguyên Đế. Mặc dù xinh đẹp nhưng sau nhiều năm mà nàng không được gặp vua. Vua Hán Nguyên Đế có rất nhiều cung tần mỹ nữ,  ông luôn chọn phi tần dựa trên những bức tranh chân dung của các cung nữ. Chân dung các cung nữ thì do Mao Diên Thọ vẽ, hắn nhận tiền hối lội, vì Vương Chiêu Quân không chịu bỏ tiền hối lộ hắn mà hắn vẽ nàng rất xấu. Đó là nguyên nhân nàng không được gặp vua.

Năm 33 TCN, thủ lĩnh Hung Nô là Hô Hàn Tà đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán và đề nghị được trở thành con rể của Hán Nguyên Đế. Vì không muốn gả cô công chúa độc nhất vô nhị của mình, vua Hán Nguyên Đế quyết định để Hô Hàn Tà chọn một cung nữ tuỳ thích trong cung.

Các cung nữ trong cung không ai thích gả sang Hung Nô cả vì nơi đó xa xôi cách trở, người Hung Nô thì sống du mục. Duy chỉ có Vương Chiêu Quân tự nguyện lấy  Hô Hàn Tà . Lý do nàng tự nguyện là Hán Nguyên Đế nhiều năm không gặp nàng nên có phần oán hận mà quyết định như vậy.

Ngày cử  hành hôn lễ giữa Vương Chiêu Quân và Hô Hàn Tà, Hán Nguyên Đế thấy nàng vô cùng xinh đẹp nên đã rất hối tiếc, bèn ra lệnh mang bức tranh vẽ nàng ra xem, và phát hiện không giống, và xấu hơn nàng thực tế rất nhiều. Ông rất tức giận và ra lệnh xử trảm Mao Diên Thọ .

Cuộc sống của nàng ở Hung Nô  cũng không thật sự được hạnh phúc vì không quen với phong tục tập quán và trong lòng thì nào cũng chất chứa nỗi nhớ quê nhà. Mặc dù nàng được Hô Hàn Tà rất si mê đối xử rất tốt, nhưng ông cũng đã già và qua tuổi trai tráng. Đến khi Hô Hàn Tà mất, tưởng chừng nàng được trở về quê hương, nhưng vì hòa bình giữa 2 nước và theo hủ tục người Hung Nô nàng phải ở lại làm vợ con trai lớn Hô Hàn Tà.

Cuộc đời nàng tuy chưa bao giờ được hạnh  phúc, nhưng trong quãng đời sống ở Hung Nô nàng góp công sức không nhỏ giúp duy trì hòa bình giữa hai nước trong suốt 60 năm.

Sau khi nàng mất người ta đã xây dựng đền thờ để tưởng niệm nàng.

3. Điêu thuyền- Bế nguyệt(nguyệt thẹn)

"<yoastmark
Điêu Thuyền

Điêu Thuyền nhân vật nổi tiếng được biết đến trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Hán Trung hư cấu dựa trên những truyền thuyết dân gian.

Nàng được mọi người xưng là Bế nguyệt, xuất phát từ một đêm nàng ra phía sau hoa viên bái nguyệt thì bỗng nhiên có một cơn gió nhẹ thổi tới làm cho một đám mây bay che mất vầng trăng. Vương Doãn vì ca ngợi, tuyên dương nét đẹp của con gái nuôi mà đã nói với mọi người là con gái ta cùng ánh trăng sánh bằng, ánh trăng so không lại, chạy nhanh tránh ở mặt sau đám mây. Cũng từ đó vẻ đẹp của nàng được gắn với Bế nguyệt.

Trong tác phẩm, Điêu Thuyền họ Nhâm, tiểu danh là Điêu Thuyền quê ở Lâm Thao, Định Tây, nàng có hôn ước với Lã Bố khi còn ở quê. Về sau do lạc loạn  ly tán, Điêu Thuyền trở thành tỳ nữ cho Vương Doãn. Điêu Thuyền ở phủ Vương Doãn thấy ông là người rất trung thành với vua triều đình, lo lắng vương triều nhà Hán bị Đổng Trác thao túng, khiến cô rất cảm động, và nguyện vì chủ nhân lo lắng. Một hôm trăng sáng, nàng đã thắp hương bày tỏ lòng mình với trời cao xin chia sẻ bớt lo lắng cho chủ nhân, Vương Doãn vô tình đi qua nhìn thấy phát hiện ra nhan sắc của nàng rất đẹp, có thể rung động lòng người, hơn nữa là cả tấm lòng lo lắng vì chủ nhân. Vì thế ông đã nhận Điêu Thuyền là con nuôi và nhờ Điêu Thuyền thực hiện kế sách liên hoàn mỹ nhân kế, khiến Đổng Trác và Lữ Bố tự diệt.

Vương Doãn mở tiệc yết kiến Thái sư Đổng Trác cho Điêu Thuyền xuất hiện để Đổng Trác si mê, mặt khác Vương Doãn lại sắp xếp để Điêu Thuyền và Lã Bố tương phùng, hứa hẹn ngày cả hai người đoàn tụ. Đêm sau, Vương Doãn đưa Điêu Thuyền đến nhà Đổng Trác, làm cho Trác nghĩ Doãn hiến Điêu Thuyền cho mình, nên ân ái một đêm. Lã Bố nghe tin giận tím mặt, bèn đem binh khí đến giết Đổng Trác.

Cuộc đời nàng cũng không may mắn, người ta thường nói “Hồng Nhan bạc mệnh”, sau khi Lã Bố chết , Tào Tháo tặng Điêu Thuyền cho Quan Vũ song lại ngầm gả nàng cho Lưu Bị nhằm chia rẽ mối quan hệ giữa Lưu và Quan. Biết được mưu đồ ấy, Quan Vũ liền ra tay giết chết mỹ nhân này.

4. Dương Quý Phi – Tu hoa(hoa nhường)

"<yoastmark
Dương Quý Phi

Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn, xuất thân trong gia đình quan lại ở đất Thục. Ngay từ nhỏ nàng đã học đàn và học múa rất cẩn thận, bởi vậy đến khi trưởng thành tài nghệ gảy đàn của nàng đã ở mức độ điêu luyện khiến người nghe say đắm, chưa kể nàng múa cũng rất đẹp, uyển chuyển.

Vẻ đẹp của Dương Quý Phi được ví với Tu hoa. Tương truyền rằng khi nàng đi đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, khi động vào hoa thì hoa thu mình lại. Lúc đó có một cung nga đi qua nhìn thấy bèn đem chuyện nói với mọi người, cũng từ đó nàng được gọi là “Tu hoa”.

Chính nhờ vẻ đẹp này mà đã làm say đắm bao người đàn ông, vua Đường Huyền Tông cũng không ngoại lệ. Lúc đầu Dương Quý Phi là vương phi của Thọ vương Mạo (con trai Đường Huyền Tông). Nhưng sau khi Võ Huệ Phi (vợ vua Đường Huyền Tông) mất, thì ông đau buồn thương nhớ. Cao Lực Sĩ qua phủ Thọ Vương thấy nàng xinh đẹp nghĩ nàng có thể thay thế được Võ Huệ Phi, nên đã mật tấu với vua nghĩ cách đưa nàng vào cung hầu hạ.

Dương Quý Phi được vua Đường Huyền Tông rất mực sủng ái. Nàng muốn thứ gì ông đều cho nàng hết. Có rất nhiều câu chuyện kể về sự sủng ái của ông với Dương Quý Phi.

Tương truyền rằng, năm xưa Dương Quý Phi rất thích quả lệ chi (quả vải). Để chiều lòng mỹ nhân, vua Đường đã hạ lệnh cho người phóng ngựa từ đất Lĩnh Nam xa xôi để đem về kinh thành. Cứ 5 dặm, 10 dặm lại đặt một trạm luân chuyển để có thể đem về những quả lệ chi ngon nhất.

Nhiều người cũng thắc mắc là tại sao vua Đường Huyền Tông lại sủng ái Dương Quý Phi như vậy?

Sắc đẹp thì đúng rồi, nhưng sắc đẹp theo thời gian cũng sẽ bị phai nhạt dần, nhưng thật sự là khi ở bên Dương Quý Phi vua Đường Huyền Tông cảm thấy rất vui vẻ. Nàng giỏi ca múa đàn hát, tâm hồn trẻ trung tươi trẻ, biết làm vua Đường Huyền Tông cảm thấy vui lòng và không thể thiếu nàng.

Dương Quý Phi sống trong cảnh xa hoa chiều chuộng cho đến khi An Lộc Sơn nổi loạn. Nàng theo Đường Huyền Tông chạy lánh nạn đến Tứ Xuyên và bị ép phải tự tử bằng một dải lụa trắng, khi đó nàng chỉ có 38 tuổi.

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*